Site icon VIP777

Dinh dưỡng cho vận động viên khuyết tật có gì đặc biệt?

Dinh dưỡng cho vận động viên khuyết tật có gì đặc biệt? - Ảnh 1.

123b – Khi sự quan tâm và đầu tư dành cho thể thao người khuyết tật tăng cao, dinh dưỡng trở thành khía cạnh quan trọng hàng đầu.

Các vận động viên ngồi xe lăn càng cần chế độ dinh dưỡng đặc biệt – Ảnh: REUTERS

Sự chuyên nghiệp hóa trong thể thao người khuyết tật những năm gần đây đã nâng nhận thức về vai trò của dinh dưỡng. 

Trên thực tế, dù dinh dưỡng dành cho vận động viên khuyết tật khá phức tạp nhưng lại có rất ít nghiên cứu thuộc lĩnh vực này.

Điều làm chế độ dinh dưỡng dành cho vận động viên khuyết tật trở nên đặc biệt là tính cá nhân hóa cao. Mỗi vận động viên sẽ có một chế độ riêng phù hợp với tình trạng sức khỏe cũng như các khiếm khuyết của bản thân.

Trong khi vận động viên khiếm thị không có nhiều điểm khác biệt so với vận động viên bình thường, những vận động viên có khiếm khuyết về cột sống với các mức độ khác nhau có những thay đổi lớn về nhu cầu dinh dưỡng. Các chuyên gia sẽ phải chú ý đến các vấn đề tiêu hóa, sức khỏe xương, khả năng tiết mồ hôi kém,…

Thêm vào đó, cơ thể vận động viên khuyết tật thường có nhu cầu dinh dưỡng cao nhưng khả năng vận động để tiêu thụ calo lại thấp hơn người thường.

Điều này đồng nghĩa với việc hàm lượng dinh dưỡng trong bữa ăn hằng ngày phải ở mức cao và được tính toán kỹ lưỡng nhằm hỗ trợ quá trình sinh hoạt cũng như tập luyện.

Vận động viên khuyết tật ngồi xe lăn thường xuyên, khiến quá trình tiêu hóa thức ăn gặp trở ngại. Chất xơ là thành phần không thể thiếu trong các bữa ăn để hỗ trợ tiêu hóa, giúp đường ruột khỏe mạnh.

Bữa ăn của vận động viên khuyết tật tại Paralympic Paris 2024 được chủ nhà Pháp chuẩn bị chu đáo – Ảnh: REUTERS

Bên cạnh đó, trong quá trình ngồi xe lăn tập luyện, các vận động viên cũng dễ bị đau cơ, bầm do ngồi lâu và đôi khi là các vết thương hở. Vậy nên chất béo không bão hòa có trong dầu thực vật, cá hay quả óc chó rất được ưa chuộng trong chế độ dinh dưỡng hằng ngày nhằm tăng cường miễn dịch.

Quá trình tập luyện thể thao, việc cung cấp năng lượng ở vận động viên khuyết tật không có nhiều điểm khác biệt so với vận động viên bình thường. Nó còn được đề cao hơn nữa với các vận động viên khuyết tật.

Khả năng vận động cùng lượng cơ bắp hạn chế, các vận động viên có lượng glycogen (chất trong cơ bắp và gan, có vai trò cung cấp năng lượng cho quá trình vận động) tích trữ thấp hơn bình thường.

Thế nên các vận động viên khuyết tật cần được bổ sung carbohydrate để tránh kiệt sức nhanh chóng. Bên cạnh đó, uống nước điều độ cũng phải được chú trọng để điều chỉnh lượng nước trong cơ thể.

Ngoài ra, thực phẩm bổ sung cũng là khía cạnh đặc biệt. Nhiều vận động viên phải dùng thuốc và chịu một số tác dụng phụ. Họ sẽ phải tham khảo ý kiến của bác sĩ khi muốn dùng thêm thực phẩm bổ sung để tránh rủi ro.

Paralympic 2024 đang diễn ra tại Paris. Nước chủ nhà Pháp đặc biệt chú trọng việc cung cấp dinh dưỡng qua các bữa ăn cho vận động viên khuyết tật trong làng Paralympic.

Hơn 4.400 vận động viên từ khắp nơi chế thế giới với những dạng thương tật khác nhau từ tay chân, cột sống, mắt, trí não… được phục vụ các bữa ăn bổ dưỡng, đặc thù để chuẩn bị cho những cuộc tranh tài đỉnh cao của Thế vận hội người khuyết tật.

Dưới cái nắng chiều 24-8, nhiều người dân, vận động viên, cổ động viên cảm thấy thán phục trước hình ảnh 3 chàng trai chinh phục đường chạy GreenUP Marathon – Long An Half Marathon 2024 bằng xe lăn.

Exit mobile version