Site icon VIP777

Bí quyết tập luyện, tránh chấn thương của đội trưởng Đỗ Hùng Dũng

Đỗ Hùng Dũng: Bóng đá là nghề cần sự đầu tư  - Ảnh 1.

123b – Đội trưởng tuyển Việt Nam Đỗ Hùng Dũng nghiêm túc đầu tư, tập luyện để trở thành cầu thủ chuyên nghiệp, giành nhiều vinh quang trong sự nghiệp. Anh tập luyện, ăn uống khoa học, biến tập luyện trở thành nhu cầu không thể thiếu mỗi ngày.

Tiền vệ đội trưởng tuyển Việt Nam Đỗ Hùng Dũng – Ảnh: HOÀNG TÙNG

Ngay từ khi đến với bóng đá, Đỗ Hùng Dũng đã xác định đây là nghề nghiệp. Để có thể gắn bó lâu dài, anh đầu tư nghiêm túc từ chính việc chăm sóc sức khỏe bản thân.

Hùng Dũng nói: “Tôi coi bóng đá là cái nghề của mình ngay từ những ngày đầu tiên. Ai cũng bảo phải có đam mê, nhưng chỉ là một phần, cần thực sự nghiêm túc đầu tư cho bản thân để có thể theo nghề. Không chỉ là đảm bảo cơ thể trong tình trạng tốt thông qua các bài tập luyện, dinh dưỡng, giấc ngủ, tôi luôn học hỏi về tư duy chơi bóng, kỹ chiến thuật”.

Chính từ suy nghĩ đó, Đỗ Hùng Dũng là cái tên hiếm hoi trong giới cầu thủ Việt Nam được coi là hình mẫu trong việc tập luyện, sinh hoạt. Không chỉ tập với đội bóng, Hùng Dũng còn tự tìm hiểu kiến thức tập luyện, dinh dưỡng thể thao để tự tập, tự điều chỉnh chế độ ăn uống, giấc ngủ. Anh cũng được coi là cầu thủ “lạ” ở Việt Nam khi tránh xa đồ uống có cồn. 

Cá nhân hóa việc tập luyện

Bước ngoặt khiến suy nghĩ của Đỗ Hùng Dũng thay đổi về cách tập luyện chính là chấn thương gãy chân vào năm 2021. Quá trình điều trị, tập phục hồi giúp anh nhận ra yếu tố quan trọng nhất trong việc tập luyện chính là cá nhân hóa các bài tập dựa trên hướng dẫn, tham khảo từ các chuyên gia.

Chia sẻ với Tuổi Trẻ Online, tiền vệ đội trưởng tuyển Việt Nam nói: “Cầu thủ cần hiểu rõ điểm mạnh, điểm yếu của bản thân để xây dựng chương trình tập luyện phù hợp.

Như tôi là tiền vệ và cũng đã bước sang tuổi 30, tôi không thể tập cho phần cơ bắp phía trên to ra, thay vào đó chú trọng đến các nhóm cơ lõi (core) và phần thân dưới, duy trì sức nhanh, chú trọng sự linh hoạt”.

Giải thích thêm về ý nghĩa của cá nhân hóa các bài tập phù hợp với bản thân, Hùng Dũng cho biết bóng đá Việt Nam đã có những cầu thủ ra nước ngoài thi đấu, nhưng hầu hết đều gặp bất lợi vì thua thiệt về thể hình, sức mạnh tranh chấp.

Khi đó có nhiều ý kiến cầu thủ Việt Nam cần tập gym, tập tạ cho đô con sẽ tranh chấp tốt. Nhưng thực tế, với thể trạng của người Việt Nam, việc tập luyện cần hướng đến mục tiêu cải thiện điểm mạnh nhất của bản thân, chính là sự khéo léo, xoay trở linh hoạt. Nếu đạt được điều này, cơ bắp cũng sẽ vào trạng thái săn chắc, dẻo dai, chịu va đập tốt.

“Cơ thể mỗi người đều có nhiều điểm khác nhau và cần chương trình tập luyện phù hợp để cải thiện điểm yếu, phát huy điểm mạnh. Với thể trạng châu Á, chúng ta không thể tập để đô con như châu Âu, hay chạy khỏe như châu Phi được.

Nếu bài tập không phù hợp, cơ thể không tải nổi còn dễ gây chấn thương”, Hùng Dũng chia sẻ.

Tiền vệ Đỗ Hùng Dũng giữ quan điểm tập luyện cần sự cá nhân hóa và đưa vào thói quen sinh hoạt hằng ngày – Ảnh: N.K.

Tập luyện là điều không thể thiếu mỗi ngày

Đi sâu hơn vào các bài tập, Đỗ Hùng Dũng có quan điểm việc tập luyện không phải lúc nào cũng cần nhiều dụng cụ hay cứ phải hùng hục trong phòng tạ. Vì thực tế, những động tác căng – giãn cơ đơn giản nhưng nếu giữ lâu cũng sẽ trở thành bài tập sức mạnh tĩnh.

Theo Dũng, nhóm cơ quan trọng nhất đối với các cầu thủ bóng đá hoặc vận động viên thể thao nói chung là cơ lõi (core). Nhóm cơ lõi bao gồm các nhóm cơ bụng, sườn, lưng dưới và hông, đóng vai trò từ cân bằng cơ thể, hỗ trợ phát lực cũng như sự linh hoạt.

Nói về các nhóm cơ bắp nghe thì có vẻ phức tạp và để đơn giản hóa mọi thứ, Hùng Dũng đưa việc tập luyện đi vào thói quen hằng ngày. 

Đỗ Hùng Dũng chia sẻ: “Tôi nghĩ đa số các chấn thương là do tư thế vận động hơn là việc va chạm, tranh chấp bóng. Hoạt động sai tư thế lâu ngày, tất yếu dẫn đến tích tụ nhiều nguy cơ chấn thương.

Ví dụ đơn giản như hằng ngày, nhiều người vẫn có thói quen cúi khom lưng xuống bê, đỡ đồ vật, dần dần tư thế đó sẽ khiến họ bị đau lưng, thoát vị đĩa đệm. Hay như việc bước xuống cầu thang, tôi để ý thấy nhiều người vẫn dùng gót chân chạm trước, vô tình khiến sụn phải làm việc quá tải.

Thay vào đó, với việc bưng bê đồ từ dưới đất, tôi kiên trì tạo thói quen dùng động tác squat, giữ thẳng lưng, hạ thấp trọng tâm. Khi bước xuống cầu thang sẽ bắt đầu từ mũi chân hoặc áp dụng nguyên lý như trong chạy bộ, tiếp đất từ giữa bàn chân

Việc tập luyện đôi khi đơn giản là bạn thực hiện đúng động tác trong những hoạt động thường ngày, vừa giúp phòng tránh các cơn đau, cơ thể sẽ được duy trì ở trạng thái tốt”.

Tiền vệ Đỗ Hùng Dũng chia sẻ thẳng thắn nhiều vấn đề về đội tuyển Việt Nam trước thềm Asian Cup 2023.

Exit mobile version